Tiến sĩ Jane M. Healy, nhà tâm lý học giáo dục và tác giả của quyển sách “Sự phát triển nhận thức của con bạn” cho rằng: “Bộ não khỏe mạnh sống trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu hệ tiêu hóa kém, trẻ sẽ không hấp thu được dưỡng chất. Nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể của chúng sẽ không hoạt động tốt, trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải chứng ADHD (Rối loạn tăng động), rối loạn tiêu hóa, chứng khó đọc…”. Vì vậy xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho con là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các bà mẹ nếu muốn trẻ phát triển toàn diện.
Muốn con thông minh, hệ tiêu hóa phải tốt
Các vi khuẩn trong đường ruột giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Mối quan hệ này thoạt nghe có vẻ kỳ lạ nhưng có lẽ mẹ sẽ không mấy ngạc nhiên khi biết rằng ruột được “đệm” bằng một lớp mô thần kinh, là “nơi cư trú” cho khoảng 100 triệu tế bào thần kinh.
Được coi như bộ não thứ 2 của cơ thể, hệ tiêu hóa được đánh giá là cơ quan trọng hàng đầu để trẻ có thể phát triển toàn diện. Cùng với việc đảm nhiệm những nhiệm vụ hết sức quan trọng như cung cấp 100% năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, hệ tiêu hóa còn quyết định đến 80% sự hoàn thiện của hệ miễn dịch cho trẻ, đồng thời, góp phần sản sinh 95% Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, giúp trẻ ăn ngon miệng và xử lý thông tin nhanh, hiệu quả và thông minh hơn. Khi ruột khỏe mạnh và có nhiều vi khuẩn tốt, nồng độ serotonin sẽ tăng lên, điều đó cũng có nghĩa rằng bộ não của trẻ có thể nhận được nhiều tín hiệu tích cực.

Hệ tiêu hóa và não bộ có sự giao tiếp 2 chiều
Hầu như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho não và các bộ phận khác của cơ thể đều được cung cấp bởi hệ tiêu hóa. Nếu ruột không khỏe, nó sẽ ngăn chặn sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ và gây ảnh hưởng lâu dài về sau
Tối ưu hóa dinh dưỡng và giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, não trẻ phát triển khoảng 260% và có trọng lượng trung bình khoảng 400gram sau khi sinh. Não trẻ tiếp tục phát triển 175% trong năm đầu tiên của cuộc sống và thêm 18% trong năm thứ 2, ở tuổi niên thiếu và trưởng thành não chỉ phát triển thêm 21% so với kích thước ở độ tuổi lên 2. Do vậy điều quan trọng nhất trong những năm đầu đời là mẹ cần phải tối ưu hóa dinh dưỡng cho trẻ và giúp trẻ có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vì hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là tiền đề cho sự phát triển trí não và các vấn đề sức khỏe khác.
Bú sữa mẹ lâu nhất có thể
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất để điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của bé. Lipase là một loại enzyme được tìm thấy trong sữa mẹ giúp phân hủy chất béo. Các protein trong sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn hẳn so với các loại protein khác. Ngoài ra sữa mẹ còn chứa một số prebiotics và probiotics giúp duy trì các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bé.
Hãy bắt đầu với chất xơ
Các tổ chức y tế hàng đầu khuyên rằng cả trẻ em và người lớn nên bổ sung khoảng 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo. Thông thường trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 19 gram, trẻ 4-8 tuổi ăn 25gram chất xơ mỗi ngày. Một số loại thực phẩm nhiều chất xơ thân thiện với trẻ em bao gồm táo, lê, các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây nướng, quả mọng, sữa chua…

Chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Đừng quên uống nhiều nước
Mẹ đừng quên tập trung vào chất xơ mà lại quên đi bổ sung nước cho trẻ. Khi trẻ ăn nhiều chất xơ và không đủ chất lỏng, nó sẽ như keo dính trong đường ruột của chúng. Tình trạng này sẽ làm cho vấn đề tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn, vì vậy mẹ cần chắc chắn rằng phải cho con uống nhiều nước và sữa trong ngày.
Kết hợp thức ăn đúng cách
Kết hợp thực phẩm đúng cách cho trẻ cũng có thể giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa. Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau, chẳng hạn đường và tinh bột nên được tiêu thụ riêng rẽ vì khi đường lên men trong ruột nó sẽ tạo ra các hợp chất có tính axit làm ức chế sự tiêu hóa của tinh bột. Hoặc mẹ tránh kết hợp protein hay tinh bột với các món ăn có tính axit vì axit làm gián đoạn quá trình tiêu hóa tinh bột và phân hủy protein…
Ăn thực phẩm lên men và prebiotic.

Prebiotic có thể giúp phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ em
Thực phẩm lên men thực sự được coi như một loại thuốc cho trẻ, nó hỗ trợ tiêu hóa, miễn dịch và làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm. Thực phẩm lên men được đặc biệt khuyên dùng cho những trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, táo bón, đầy hơi hoặc có những vấn đề tiêu hóa khác. Thức ăn lên men phổ biến là nước trái cây lên men, bắp cải muối, dưa chua, sữa chua…
Prebiotics là một thành phần trong thực phẩm, khi ăn chúng giúp tăng trưởng các vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa của trẻ, bằng cách này, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn. Nguồn thực phẩm chứa prebiotics thường gặp là hành tây, tỏi, chuối, măng tây, sữa công thức…
Tăng cường tiêu hóa chất đạm và chất đường bột. Hỗ trợ phòng chống táo bón, khó tiêu, phân sống do kém hấp thu chất đạm Giới thiệu về Men tiêu hóa Pepsin B1
Hình dạng: Dạng viên bóng chứa bột khô
Màu sắc: Bột màu trắng
Mùi vị: Mùi đặc trưng
THÀNH PHẦN: Men pepsin 250mg, vitamin B1 1mg và tá dược: Glucoze, lactoze, gelatin, magie stearat, bột talc. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: 10 viên/ vỉ, 4 vỉ/ hộp, 300 hộp/thùng.
Nhóm tuổi thích hợp: 1 - 5 tuổi.
Số lượng/ngày: 1 đến 2 viên
Thời gian can thiệp: 10 ngày/ đợt ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ em biếng ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng
Hạn Dùng: 24 tháng HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Trẻ em từ 1-2 tuổi: 1 viên/ngày/1 lần
Trẻ em trên 2 tuổi: 2 viên/ ngày/ 2 lần
Người lớn:2-4 viên/ ngày/2 lần
Uống với nước nguội trước bữa ăn 30 phút