Những điều cần biết về trẻ sinh non
Trẻ sinh non là những trẻ sinh ra từ 27 đến 38 tuần tuổi. Trẻ sinh non thì sẽ như thế nào? Nhẹ cân là điều dễ nhận thấy đầu tiên, bên cạnh đó phổi của trẻ chưa phát triển đủ nên sẽ rất dễ bị suy hô hấp dẫn đến tử vong. Nếu trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn thì khi sau này cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.......
Ngoài ra, trẻ chưa phát triển đủ về thể chất và trí não. Vì thế trẻ rất dễ mắc phải những khuyết tật bẩn sinh như mù, câm, điếc. Khi lớn lên trẻ còn dễ bị những di chứng thần kinh rõ rệt.

Nguyên nhân sinh non ở phụ nữ mang thai??
Trên tổng số ca sinh non thì hơn một nửa là không biết nguyên nhân. Số còn lại thì nguyên nhân chủ yếu là:
Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
Do mẹ : bệnh lý của mẹ như: cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, tiền căn sanh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức.
Do nhau : nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau
Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ sinh non, thiếu tháng
Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn.
Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột). Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho bé ăn dặm với nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.
Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn hàng ngày
Ngày đầu tiên sau sinh: 70 – 80 ml cho 1 kilo cân nặng lúc sinh, sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa). Ví dụ: Trẻ sinh 1500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 80 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 10ml cho mỗi cữ.
Khi trẻ được 8 ngày tuổi: Sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kilo: (70ml thêm + 80ml ngày đầu = 150ml), ta tính theo công thức sau:
Những chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sinh non, nhẹ cân
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá, là nguồn sinh dưỡng quan trọng và cần thiết phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Nhưng do đặc điểm sinh lý đặc thù của trẻ sinh non, một vài nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) và vitamin (D, C, B) trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của chúng, mà những yếu tố dinh dưỡng này đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non, nếu không kịp thời bổ sung thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sinh thiếu tháng.
Trẻ sinh non dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng nào?
Chọn Sữa bột tốt cho trẻ sinh non nhẹ cân?
Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng các bà mẹ nên tìm sự tư vấn các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng. Chính vì vậy, việc chọn sữa bột bổ sung chất dinh dưỡng cũng như dưỡng chất cần thiết cho trẻ sinh non thiếu tháng và nhẹ cân là một điều cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Dưới đây là sữa được bác sĩ thế giới khuyên dùng sữa bột dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân được ưa chuộng trên thị trường hiện nay…Xem tại đây. Chăm sóc trẻ sinh non khó khăn hơn trẻ bình thường
Dưới đây là một vài lưu ý trong trường hợp không may phải sinh non:
- Trẻ 1,5kilo cách 1,5 tiếng.
- Trẻ 2 kilo cách 2 tiếng.
- Trẻ 3 kilo cách 3 tiếng.
Nếu 2 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 12 cữ = 18ml(225 chia cho 12)
Nếu 1,5 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 16 cữ = 14ml
- Canxi: Hàm lượng canxi, phốt-pho trong sữa mẹ ở trẻ sinh thiếu tháng ít, cho dù đủ sữa cho con bú thì lượng hấp thụ canxi cũng chỉ chiếm 1/3 – ½ thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó lượng tích lũy sắt, phốt-pho cuối thai kỳ chiếm 80% tổng lượng tích lũy, cộng thêm dịch tiết acid không đủ, lượng hấp thụ vitamin D tan trong chất béo quá thấp, khiến trẻ sinh thiếu tháng có tuổi thai càng nhỏ thì càng dễ bị thiếu sắt, hơn nữa nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng thì chúng lại dễ mắc bệnh còi xương do thiếu canxi.
- Thiếu sắt: Thông thường, việc tái hấp thụ sắt diễn ra khi thai gần đủ tháng, do đó những trẻ sinh thiếu tháng thường không dự trù đủ lượng sắt cần thiết.
- Thiếu kẽm: Với những trẻ sinh đủ tháng giá trị kẽm trong máu thường cao, do đó rất ít trẻ bị thiếu kẽm. Còn những trẻ sinh thiếu tháng do tuổi thai chưa đủ, dự trữ kẽm ít, kết hợp với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ ở trẻ sinh non không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên rất dễ bị thiếu kẽm.
- Thiếu vitamin: Hàm lượng vitamin nhóm E, C, B và axit folic trong sữa mẹ không đủ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh non nhanh thì lượng nhu cầu đối với những vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ sinh non đối với những nguyên tố vi lượng và vitamin này thì cần bổ sung thích hợp. Có thể thấy, sở dĩ trẻ sinh thiếu tháng dễ thiếu chất dinh dưỡng là bởi vì chúng bị sinh ra quá sớm khiến thai nhi kông thể nhận được lượng tích trữ đầy đủ trong cơ thể của người mẹ ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Thời kỳ này lại chính là giai đoạn quan trọng bắt buộc phải trải qua để hoàn thành việc trù bị các nguyên tố vi lượng thông thường cho cơ thể.
- Bú sữa mẹ: Đừng coi thường slogan mà bạn nghe ra rả hàng ngày: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Khi em bé bị sinh thiếu tháng thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú (hoặc uống) sữa mẹ càng sớm càng tốt. Vì các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé. Nên cho bé bú từng chút một vì bé hấp thụ thức ăn chậm hơn những trẻ bình thường khác.
- Theo dõi biểu hiện bệnh: Lúc này, hầu hết các hệ cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tổn thương nếu được chăm sóc không đúng cách. Những tổn thương khi bé sinh non thường dễ nhận thấy nhất là: Hội chứng suy hô hấp, sự ngừng thở tạm thời, xuất huyết não thất, động mạch hở, hoại tử ruột, bệnh võng mạc do sinh non, bệnh vàng da, bệnh thiếu máu, bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng. Nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.
- Bổ sung dưỡng chất: Ngay khi bé vừa sinh ra thì chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt hay các vitamin A, K1… để giúp bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Khi bổ sung các loại vitamin này cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Giữ ấm cơ thể: Cần giữ nhiệt độ cơ thể của bé ổn định trong khoảng 370C là tốt nhất. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nó sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu ô xy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường. Một trong những phương pháp ủ ấm rất hiệu quả đối với trẻ sinh non là phương pháp Kangaroo. Khi đó, nhờ vào thân nhiệt của mẹ, bé sẽ được ủ ấm vừa đủ và sẽ giúp mẹ biết được những nguy cơ có thể xảy ra khi bé có những dấu hiệu bất thường.
- Môi trường xung quanh: Luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Với người chăm sóc trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ tay cũng như bộ phận trực tiếp tiếp xúc với trẻ vì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Không để những người mắc các bệnh về đường hô hấp tiếp xúc với trẻ. Không cho bé ở gần những nơi có mùi thuốc lá. Quan trọng nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non ngoài tình yêu thương của người mẹ thì bạn nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non. Trong quá trình nuôi bé cần nhất là bạn phải kiên nhẫn, tỉ mỉ để thực hiện đầy đủ những điều cần làm giúp bé phát triển như bình thường.